Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Đại Hội HỘI NÔNG DÂN XÃ HƯƠNG LỘC NHIỆM KÌ 2023-2028
Ngày cập nhật 24/04/2023

Đại hội đại biểu Hội Nông dân xã Hương Lộc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 diễn ra trong khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023). Đại hội lần này nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 – 2023, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Với tinh thần “Dân chủ – Đoàn kết – Đổi mới – Hội nhập – Phát triển”. Hội Nông dân xã Hương Lộc quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, cũng như nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Nông dân nhiệm kỳ 2023 - 2028 đề ra.

Hình ảnh đại hội Hội Nông dân xã Hương Lộc nhiện kì 2023- 2028

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 – 2023

- Có 12/13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra:

(1). Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, tỷ lệ hội viên đạt trên 93% so với hộ nông dân (TH: 99,4%). Đạt

(2). Hàng năm có 100% cán bộ Hội xã và cán bộ Chi, Tổ hội được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trên 50% hội viên nông dân được tập huấn khoa học kỹ thuật (Đạt).

(3). Có trên 90% cán bộ, hội viên nông dân được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết của Hội (TH: 3252/2421 lượt) Đạt.

(4). Xây dựng quỹ Hội xã đạt 3,2 triệu đồng/năm (TH: 3,25) Đạt.

(5). Xây dựng quỹ Chi hội từ 60.000 đồng trở lên/hội viên/năm (TH: 70.000đ) Đạt.

(6). Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ thu nhập bình quân của hộ gia đình hội viên nông dân đạt trên 55 triệu đồng/người/năm (TH: 57,9) Đạt.

(7). Hàng năm có trên 60% số hộ hội viên nông dân đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có trên 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu (Đạt).

(8). Hàng năm giúp từ 2 - 3 hộ cải tạo và nâng cao giá trị kinh tế vườn (TH: 11 hộ) Đạt.

(9). Hàng năm có trên 96% gia đình hội viên đạt danh hiệu gia đình văn hoá (TH: 96,21%) Đạt.

(10). Phối hợp đào tạo nghề từ 60 - 65 lao động/năm (Đạt).

(11). 100% Chi, Tổ hội được xếp loại khá trở lên, trong đó có 2/3 Chi, Tổ hội đạt danh hiệu vững mạnh, Hội xã hàng năm đều đạt danh hiệu vững mạnh (Đạt).

(12). Duy trì đơn vị không có nợ quá hạn Ngân hàng CSXH (Đạt).

- Có 01/13 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra:

(1). Phấn đấu 100% hội viên tham gia quỹ hỗ trợ nông dân 10.000 đồng/hội viên/ năm.

1.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

1.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân có mặt còn trầm, chưa phát huy nhiều hoạt động bề nổi, một số cán bộ Chi, Tổ hội chưa nhiệt tình trong các hoạt động công tác Hội, do đó chưa tập hợp, thu hút cán bộ, hội viên nông dân tham gia các hoạt động công tác Hội cũng như các phong trào của địa phương.

Việc triển khai phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững thiếu đồng bộ, chưa thực sự trở thành phong trào thi đua liên tục, sâu rộng trong hội viên, nông dân.

 Vai trò của lực lượng hội viên, nông dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có mặt chưa mạnh; công tác giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị đối với tổ chức Hội mang lại hiệu quả chưa cao.

Các mô hình trên địa bàn có phát triển nhưng chưa mạnh, do đầu ra không ổn định, nhân dân chủ yếu tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Trong công tác cải tạo và chăm sóc vườn cá biệt một số hộ còn để vườn trống, vườn kém hiệu quả, không cho thu nhập.

1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác tham mưu của Hội đối với Đảng ủy và chính quyền có mặt còn hạn chế, sự phối hợp giữa Hội Nông dân xã với các ban ngành, đoàn thể có lúc chưa đồng bộ. Nhất là trong công tác cải tạo vườn và việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Một số hội viên chưa thực sự quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chủ yếu là áp dụng theo cách sản xuất, chăm nuôi truyền thống, hơn nữa do điều kiện của địa phương nên hội viên chưa mạnh dạn phát triển mô hình gia trại, trang trại.

Kinh nghiệm và năng lực của cán bộ làm công tác Hội không đồng đều, một số hội viên chưa thực sự quan tâm đến phong trào nên việc tập hợp hội viên còn gặp nhiều khó khăn.

Do công việc của một số đồng chí Tổ trưởng không ổn định, ít có thời gian tham gia công tác xã hội, mặt khác, một số đồng chí chưa nhiệt tình trong thực hiện nhiệm vụ.

1.2.3. Nguyên nhân khách quan

Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai lũ lụt, nhất là ảnh hưởng của các cơn bão làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng; tình hình dịch bệnh kéo dài, nhất là dịch bệnh covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cán bộ, hội viên nông dân; giá cả và thị trường tiêu thụ các mặt hàng không ổn định, nên việc tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

2. Bài học kinh nghiệm

Một là: Tranh thủ tiếp thu sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Đảng ủy, sự hỗ trợ của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể đối với các hoạt động của Hội.

Hai là: Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy của tổ chức Hội, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Hội, thành lập các Chi, Tổ hội nghề nghiệp, các Câu lạc bộ nông dân có cùng sở thích, cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực, tạo điều kiện để hội viên chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.

Ba là: Không ngừng xây dựng củng cố Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân, tiếp tục nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân.

Bốn là: Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sinh hoạt từ Hội xã đến các Chi, Tổ hội, chú trọng xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến để nhân rộng nhằm thu hút hội viên tham gia sinh hoạt cũng như các hoạt động của Hội và địa phương.

Năm là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, quan tâm xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt của Hội làm hạt nhân thúc đẩy các phong trào của địa phương.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh

1.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng

Tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đổi mới các hình thức sinh hoạt, học tập truyền thống, đẩy mạnh công tác sinh hoạt Câu lạc bộ, tổ chức và tham gia các hội thi, chú trọng công tác tuyên truyền miệng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như sử dụng Zalo, Facebook, Messenger.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng gắn với triển khai thực hiện các nghị quyết, quy định, Điều lệ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa X và XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và tuyên truyền các sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng, các ngày lễ kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước.

1.2. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội

Thường xuyên quan tâm đội ngũ cán bộ từ Chi, Tổ hội, xây dựng và củng cố tổ chức Hội vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ Hội có đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức, có tính kế thừa, bảo đảm hoạt động của Hội ngày càng vững mạnh.

Làm tốt công tác phát triển hội viên về cả số lượng và chất lượng, phấn đấu cả nhiệm kỳ phát triển từ 15 - 20 hội viên mới.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 4,5,6 ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khoá VII)[1] và Nghị quyết số 17-NQ/HU của Huyện ủy Nam Đông[2].

1.3. Công tác kiểm tra, giám sát.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban kiểm tra, tập huấn bồi dưỡng để nắm chuyên môn nghiệp vụ. Bám sát Điều lệ, các văn bản hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Quy định số 797-QĐ/HNDTW, ngày 29/7/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân về “Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam” để triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Xây dựng chương trình và nội dung kiểm tra sát, đúng với yêu cầu tình hình thực tế của địa phương.

1.4. Công tác thi đua - khen thưởng.

Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong cán bộ, hội viên, nông dân, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công tác Hội và phong trào nông dân, phát hiện kịp thời và biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt để nhân rộng cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt nhằm nhân rộng, lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân.

2. Vận động nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững

2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn. Vận động cán bộ, hội viên nông dân xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, quan tâm phát triển kinh tế vườn, trồng các loại cây có giá trị với nhiều chủng loại phong phú, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; vận động hội viên phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tập trung phát triển số lượng và chất lượng đàn, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng tập trung, an toàn sinh học và bán thâm canh, ưu tiên phát triển các mô hình trồng trọt gắn với chăn nuôi.

Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên nông dân đăng ký thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phấn đấu hàng năm có 60% hộ đăng ký SXKD giỏi các cấp và có 50%  hộ đủ điều kiện đề nghị công nhận hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.

2.2. Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các ngành, thực hiện “liên kết 4 nhà” nhà nông, nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà quản lý để phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân, từng bước nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là nhanh chóng tiếp cận các giống cây, con, các quy trình kỹ thuật mới.

Phối hợp với UBND, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phát triển các hình thức kinh tế tập thể như tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, xây dựng quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương, phấn đấu có từ 1 – 2 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, vận động cán bộ, hội viên tham gia vào các Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Hình thành các Câu Lạc bộ, Tổ hội nghề nghiệp, các mô hình nông dân có cùng sở thích tạo môi trường để hội viên chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giúp nông dân liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường

Tích cực vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới góp phần xây dựng và giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, phối hợp với Mặt trận, các ngành đoàn thể đăng ký gia đình học tập, xã hội học tập, thực hiện Đề án ngày chủ nhật xanh của UBND tỉnh và kế hoạch ra quân ngày chủ nhật xanh do UBND xã phát động, vận động hội viên quan tâm vệ sinh môi trường, tham gia làm vệ sinh định kỳ, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cứng hóa sân và ngõ vào nhà, tiếp tục hiến đất, hiến cây, hiến công, hiến kế để xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang nhà ở, hàng rào xanh, hàng rào kiên cố, tích cực trong việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan thôn xóm.

Tham mưu với Đảng ủy, đồng thời phối hợp với UBND xã vận động cán bộ, hội viên thành lập từ 2 – 3  tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, có 100% cán bộ, hội viên tham gia BHYT.

2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Phối hợp với các ngành UBND xã tư vấn, hỗ trợ và định hướng cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia đào tạo nghề để phát triển sản xuất kinh doanh. Tư vấn cho hội viên những chính sách ưu đãi của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Phối hợp với UBND xã, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể vận động cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân tham gia học nghề nhằm tạo việc làm và cho thu nhập cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân

Tham gia xây dựng, giám sát, phản biện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phối hợp với Mặt trận, các ngành, đoàn thể giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách trên địa bàn xã để kịp thời phát hiện những bất cập, đề xuất các cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân với Ủy ban nhân dân xã, tăng cường công tác vận động, đoàn kết, tập hợp hội viên, nông dân; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội, cán bộ, hội viên, nông dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động phong trào thiết thực, hiệu quả, lôi cuốn đông đảo hội viên, nông dân tham gia; đa dạng hóa phương thức tập hợp, đoàn kết hội viên, nông dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động của hội viên, nông dân.

Tiếp tục phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

4. Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu. Động viên thanh niên lên đường làm NVQS đạt chỉ tiêu hàng năm, không có tình trạng chống lệnh, đào bỏ ngũ, vận động hội viên xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”.

Tăng cường vận động hội viên và nhân dân giữ vững sự ổn định về chính trị, thực hiện tốt nội dung ký kết quốc phòng - an ninh, giữ vững tình hình ANCT-TTATXH ở địa phương, vận động nông dân ngăn ngừa, phòng chống, tố giác tội phạm, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Đại hội đại biểu Hội Nông dân xã Hương Lộc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện chính trị quan trọng của cán bộ, hội viên, nông dân toàn xã. Đại hội đã đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 và đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2023 - 2028. Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công tác Hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu”. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn đoàn kết, đồng tâm, hợp lực, quyết tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2023 - 2028



Lại Thị Hòa

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 147