Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
UBND xã Hương Lộc ban hành kế hoạch phân loại rác tại nguồn
Ngày cập nhật 05/04/2021

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HƯƠNG LỘC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 207/KH-UBND

 

Hương Lộc, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Triển khai công tác phân loại rác tại nguồn

 

Căn cứ Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2020 của UBND huyện về thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Nam Đông giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2018 của UBND huyện Nam Đông về việc phê duyệt Quy trình vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Hương Phú, huyện Nam Đông; Công văn số 4512/UBND-GT ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1405/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020  của UBND huyện Nam Đông về việc phê duyệt dự toán dịch vụ vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đông năm 2021;

UBND xã Hương Lộc xây dựng Kế hoạch triển khai công tác phân loại rác tại nguồn năm 2021 trên địa bàn xã với các nội dung sau:

I. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.

1. Phân loại, lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.

1.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 04 nhóm sau:

- Nhóm tái chế, tái sử dụng: giấy các loại, nhựa các loại, kim loại các loại, thủy tinh các loại…

- Nhóm các chất hữu cơ dễ phân hủy: nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ quả, xác động vật…

- Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…

- Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng).

1.2. Hướng dẫn về bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải sau khi phân loại.

a) Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Bao bì (hay còn gọi là túi rác).

- Hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, màu cam để chứa chất thải nguy hại, màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng/xám,màu xanh, màu cam) để chứa chất thải còn lại.

- Bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt phải là loại dễ phân hủy.

c) Thiết bị lưu chứa (hay còn gọi thùng rác).

- Màu sắc thùng rác phải phù hợp với màu bao bì (túi rác) để thuận lợi trong việc phân loại.

- Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dụng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, thùng rác có màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế, thùng màu cam để chứa chất thải nguy hại.

d) Các vị trí đặt thiết bị lưu chứa được Ủy ban nhân dân huyện lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và cự ly vận chuyển. Tại các vị trí, sau khi được Ủy ban nhân dân huyện lựa chọn để đặt các thiết bị lưu chứa, các tổ chức thu gom, vận chuyển chủ động đầu tư các thiết bị lưu chứa phù hợp với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

1.3. Hướng dẫn về thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng.

a) Trên các trục đường chính, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có màu phù hợp hoặc dán nhãn để người dân nhận biết, phân loại.

b) Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan.

c) Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại các khu dân cư, khu vực công cộng do Ủy ban nhân dân huyện xác định.

2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

2.1. Đơn vị/cá nhân thu gom, vận chuyển

a) Đảm bảo tổ chức thu gom, vận chuyển riêng các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại. Riêng chất thải nguy hại thực hiện thu gom, lưu chứa tại một số điểm tập kết được Ủy ban nhân dân huyện lựa chọn và được thu gom, vận chuyển theo quy định.

b) Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể bán, cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không cho hoặc bán cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì chủ nguồn thải, hộ gia đình phải bỏ vào thùng chứa rác riêng biệt.

c) Tổ chức thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:

- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: tổ chức thu gom vào tất cả các ngày trong tuần.

- Chất thải còn lại: tổ chức thu gom vào các ngày Thứ 3, 5, 7.

- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: tổ chức thu gom vào ngày Chủ nhật trong tuần (đối với trường hợp các hộ gia đình, chủ nguồn thải không cho hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân thu gom loại chất thải này).

- Chất thải nguy hại: thu gom tại vị trí lưu chứa được UBND huyện quy định với tần suất tối thiểu 06 tháng/lần theo quy định xử lý chất thải nguy hại và đột xuất theo yêu cầu của UBND huyện.

- Tần suất thu gom các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại nêu trên mang tính định hướng; tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, sắp xếp thời gian thu gom phù hợp và theo khối lượng phát sinh của từng nhóm chất thải mà Ủy ban nhân dân huyện có thể tăng, giảm số ngày thu gom trong tuần nêu trên.

d) Trường hợp, các hộ gia đình, đơn vị sản xuất - kinh doanh khi có phát sinh chất thải đột xuất hay có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như: có tiệc, ma chay, cưới hỏi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và các
chủ nguồn thải (là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) có nhu cầu được tổ
chức thu gom hàng ngày các nhóm chất thải phát sinh mà khác với quy định của
địa phương được nêu trên thì phải thực hiện trả thêm chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển (hộ gia đình, chủ nguồn thải tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển về tần suất và chi phí thu gom, vận chuyển tăng thêm).

e) Các chủ nguồn thải, hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh có nhu cầu ủ chất thải hữu cơ dễ phân hủy trong khuôn viên thành phân hữu cơ, bón cho cây trồng nội bộ hoặc để phục vụ sản suất nông nghiệp sẽ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng thiết bị, quy trình thực hiện.

g) Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất - kinh doanh có phát sinh chất thải rắn xây dựng thì phải thực hiện hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.

h) Đối với chất thải nguy hại từ các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất - kinh doanh có phát sinh tự thu gom và đưa đến các điểm lưu chứa theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện để đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

2.2. Hướng dẫn về phương tiện thu gom, vận chuyển.

a) Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải phải đảm bảo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế và phải thu gom riêng biệt từng nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại.

Riêng chất thải nguy hại phải được thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng của đơn vị đầy đủ chức năng vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.

b) Bên cạnh đó, các phương tiện thu gom, vận chuyển ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, phải đảm bảo quy định về quy định về vệ sinh môi trường, không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, nước rỉ rác trong quá trình thu gom, vận chuyển.

c) Ủy ban nhân dân huyện bố trí các điểm tập kết và xây dựng lộ trình vận chuyển riêng chất thải sau phân loại; kết nối, đồng bộ với đơn vị, cá nhân thu gom có sử dụng thùng đựng rác (thùng loại 660 lít) để thu gom tại nguồn với khoảng cách không quá 01km (một kilomet).

d) Tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện phục vụ triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải bố trí khu vực riêng để lưu chứa tạm chất thải sinh hoạt sau phân loại và thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại.

3. Trách nhiệm của hộ gia đình, chủ nguồn thải, cá nhân có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

a) Tự trang bị túi (bao bì), thùng để phân loại, chứa chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày theo các nhóm. Thời gian đầu khi triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, túi và thùng để phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ được hỗ trợ.

b) Thực hiện ký hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại theo quy định của pháp luật.

c) Trả chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định và trả chi phí dịch vụ tăng thêm nếu có nhu cầu tăng tần suất thu gom khác với tần suất thu gom chất thải sau phân loại của địa phương quy định.

d) Thực hiện nghiêm túc việc phân loại lại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định trước khi đưa đến điểm tập kết.

e) Phải bỏ chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đúng vị trí và giờ quy định của địa phương.

g) Tuyệt đối không được để lẫn chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại (pin thải; bóng đèn hư hỏng hoặc linh kiện điện tử) vào chất thải rắn sinh hoạt. Khi có phát sinh chất thải rắn xây dựng, phải có trách nhiệm thu gom và liên hệ với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.

4. Trách nhiệm của đơn vị (tổ chức, cá nhân) thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

4.1. Trách nhiệm của đơn vị thu gom tại nguồn.

a) Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển riêng chất thải sau phân loại đến các điểm tập kết, điểm trung chuyển hoặc đến cơ sở xử lý theo quy định.

b) Tuyên truyền, nhắc nhở hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.

c) Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đi xử lý.

4.2. Trách nhiệm của các đơn vị vận chuyển.

a) Trang bị đầy đủ phương tiện đáp ứng yêu cầu vận chuyển chất thải đã được phân loại theo quy định về vệ sinh môi trường; khuyến khích và ưu tiên
sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển.

b) Thực hiện vận chuyển riêng chất thải đã phân loại bằng các phương tiện vận chuyển phù hợp đến điểm tập kết, điểm trung chuyển hoặc vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy, khu xử lý theo quy định.

c) Được quyền yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại đạt yêu cầu theo quy định trước khi tiếp nhận.

d) Ghi nhận, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an huyện về các trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao chất thải đã phân loại tại nguồn cho đơn vị vận chuyển tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại không đúng quy định.

4.3. Trách nhiệm của các đơn vị tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

a) Đầu tư các tổ hợp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với thành phần, tính chất, nhóm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh.

b) Bố trí các khu vực tiếp nhận, xử lý riêng các nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; áp dụng công nghệ xử lý hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như đã cam kết với Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chuyển đổi, cải tạo, bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt sau phân loại đảm bảo thu gom, vận chuyển theo lộ trình, tần suất và thời
gian thu gom do địa phương quy định.

5. Hướng dẫn về xử lý các hành vi vi phạm quy định trong việc phân loại CTRS tại nguồn; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ về quản lý môi trường tại các địa phương căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (Nghị định 155) để lập biên bản vi phạm hành chính xử
lý các hành vi vi phạm quy định về phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, vận
chuyển, chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trình cấp có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt theo đúng quy định tại Nghị định 155.

Ngoài ra, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể và các trường học trên địa bàn đặc biệt là các thôn nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Công văn số 3976/UBND-TN ngày 21/6/2019 về việc hướng dẫn thực hiện xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tuyên truyền, vận động và xử lý đối với các trường hợp vi phạm trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và bỏ chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại không đúng quy định.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN.

1. Mục đích, yêu cầu.

1.1 Mục đích:

- Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn xã Hương Lộc nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng “Đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, thân thiện với
môi trường và thông minh”;

- Mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và các đơn vị có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện phân loại CTRSH khi có phát sinh. Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng và tỷ lệ vận chuyển đến bãi chôn lấp thấp;

2.2 Yêu cầu:

- Triển khai kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền, các ban, ngành cũng như các tổ chức chính trị xã hội; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội và ngân sách các cấp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

- Công tác phân loại CTRSH được tổ chức triển khai đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên đánh giá, cải tiến trong quá trình thực hiện; phát huy những sáng kiến, ý tưởng mới trong cộng đồng; huy động sự tham gia tích cực của mọi tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn.

- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã gương mẫu và thực hiện nghiêm túc việc phân loại theo kế hoạch; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, khu dân cư, các cơ sở sản xuất - kinh doanh tích cực thực hiện.

- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị, hình
thành thói quen phân loại CTRSH ở mỗi cá nhân, hộ gia đình và các cơ sở sản
xuất - kinh doanh; hình thành ý thức tự giác tiến hành phân loại CTRSH tại
nguồn ngay khi có phát sinh.

- Các đơn vị hành chính - sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các trường học, Trạm y tế và khu dân cơ thôn 3 triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trong 06 tháng đầu năm 2021 và chậm nhất là đến hết quý III năm 2021.

- Ban chỉ đạo, Thôn trưởng 3 thôn, lực lượng được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát phải tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên tại hộ dân, ngoài hộ dân và các cơ sở sản xuất - kinh doanh; đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhở với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện phân loại CTRSH.

2. Kế hoạch thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

2.1 Lộ trình thực hiện:

a) Sau khi có văn bản hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn đến 31/3/2021

- Tập trung tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của phân loại CTRSH tại nguồn đến từng người dân, hộ gia đình, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các tổ chức
chính trị xã hội trên toàn xã; đặc biệt là các hộ dân ở thôn 3 thực hiện thí điểm trên địa bàn xã.

- Từng bước nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn cho các đối tượng và phạm vi thực hiện như sau:

+ Đối tượng chính là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã: Đặc biệt là các hộ dân thôn 3 triển khai thí điểm phân loại CTRSH tại nguồn theo hướng dẫn.

+ Đối tượng ngoài hộ dân: cơ quan, trường học, trạm y tế xã.....

Phạm vi thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đảm bảo kết nối đồng bộ
trong các khâu thu gom, vận chuyển CTRSH sau khi phân loại.

Việc chọn phạm vi, đối tượng triển khai phải liên tục tránh gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại.

b) Thời gian từ 01/4 đến 30/9 năm 2021

Sơ kết rút kinh nghiệm, kết quả thực hiện thí điểm phân loại CTRSH tại
nguồn; các thôn được lựa chọn trên địa bàn xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng và mở rộng đối tượng, phạm vi triển khai như sau:

+ Tiếp tục mở rộng đối tượng hộ gia đình ở các thôn còn lại.

+ Đạt tỷ lệ phân loại 100% đối tượng hộ dân tại thôn đang triển khai thực hiện thí điểm phân loại CTRSH tại nguồn theo hướng dẫn.

c) Giai đoạn sau năm 2021:

Từ ngày 01/01/2022, nhân rộng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn ra
toàn xã. UBND xã, các thôn tiếp tục triển khai phân loại CTRSH tại nguồn, đảm bảo đến hết 06 tháng đầu năm 2022 tất cả các thôn hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn và đến 31/12/2022 hoàn thành việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn toàn xã.

2.2 Nội dung, tiến độ:

2.2.1 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn:

a) Thành lập Ban chỉ đạo:

- Thành phần Ban chỉ đạo gồm:

+ Trưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;

+ Phó Trưởng ban thường trực: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các Phó ban.

+ Các thành viên: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, công chức ĐC-NN-XD&MT xã, công chức Tài chính - Kế toán xã, công chức Văn Hoá - Xã hội xã, ....

- Mỗi thôn thành lập Ban chỉ đạo cấp thôn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và ban hành quy chế hoạt động cụ thể.

b) Lực lượng tuyên truyền:

- Lực lượng tuyên truyền cấp thôn: Mỗi thôn tổ chức lực lượng tuyên truyền cấp thôn dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp xã. Thành phần gồm đại diện: Chi Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban công tác mặt trận, Chi Đoàn thanh niên, Chi Hội cựu chiến binh, Chi Hội nông dân thôn.

- Lực lượng tuyên truyền viên các thôn: Mỗi thôn trong phạm vi triển khai phân loại CTRSH tại nguồn tổ chức lực lượng tuyên truyền dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xã.

- Nhiệm vụ của lực lượng tuyên truyền viên:

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, phân loại CTRSH tại nguồn cho các đối tượng phát sinh CTRSH, tập trung người dân, các hộ gia đình.

+ Ghi nhận những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai phân loại CTRSH tại địa bàn thôn và phản hồi kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã. UBND xã tổng hợp xử lý hoặc báo cáo cấp trên.

c) Củng cố lực lượng thu gom tại nguồn:

- Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng thu gom CTRSH trên địa bàn
các thôn (nếu có): về thời gian thu gom, phương tiện thu gom.

- Tuyên truyền cụ thể về phân loại CTRSH tại nguồn, đảm bảo quyền lợi
và lợi ích khi tham gia (nếu có phát sinh thêm nhân lực, các hoạt động thu gom
có thay đổi so với trước đây, để lực lượng thu gom CTRSH hiểu, biết và
an tâm tham gia hoạt động phân loại).

- Ủy ban nhân dân xã làm việc cụ thể với lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các thôn (nếu có) và yêu cầu lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các thôn cam kết cùng tham gia thực hiện. Trong trường hợp lực lượng thu gom rác trên địa bàn các thôn không thực hiện mặc dù đã tổ chức vận động nhiều lần (03 lần trở lên và có lập biên bản); khi đó, Ủy ban nhân dân xã chủ động báo cáo UBND huyện để có phương án phù hợp.

2.2.2 Tổ chức tuyên truyền vận động:

a) Nội dung thực hiện:

- Phổ biến các văn bản pháp luật quy định về phân loại CTRSH tại nguồn;
các văn bản chỉ đạo, chủ trương, công văn hướng dẫn và kế hoạch triển khai phân loại CTRSH tại nguồn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen của người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, góp phần bảo vệ môi trường và xâydựng nếp sống văn minh đô thị.

-Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường trong trường học với nội
dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học.

-Kịp thời biểu dương những tổ chức, cá nhân, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

b) Hình thức thực hiện:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung: Hệ thống truyền thanh xã; trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân xã, …

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn, khu dân cư, lớp tập huấn; thực hiện tuyên truyền qua các ấn phẩm, tài liệu, pa nô, áp phích, ...

- Tổ chức các ngày hội, sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng đến hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn.

- Đưa nội dung phân loại CTRSH tại nguồn vào trong trường học: các giờ
giảng trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, các hội thi,...

- Vận động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội cũng như các cơ quan đơn vị trong việc phân loại CTRSH tại nguồn.

Tùy theo tình hình thực tế các thôn, khu dân cư, các tổ chức chính trị xã hội áp dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả.

c) Thời gian và đối tượng thực hiện:

- Tuyên truyền thường xuyên và liên tục.

- Hệ thống truyền thanh xã; trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân xã phải được phát ít nhất 01lần/quí để cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được hiểu và thực hiện.

- Đúc kết kinh nghiệm, kết quả triển khai vào quý IV năm 2021; Ủy ban Nhân dân xã xác định, điều chỉnh, bổ sung phương thức, tần suất tuyên truyền phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI NGUỒN.

1. Ủy ban nhân dân xã.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đang sinh sống, hoạt động tại địa phương chấp hành việc thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định. Tuyên truyền, phổ biến quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

b) Vận động tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt tham gia vào lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt để hỗ trợ giám sát, nhắc nhở thường xuyên hộ gia đình, tổ chức, cá nhân chấp hành việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.

c) Thông báo công khai thông tin, tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức/cá nhân thu gom, vận chuyển; thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại trụ sở UBND xã, tại các thôn, khu dân cư.

d) Kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp lực lượng thu gom không bảo
đảm: nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển
chất thải sau phân loại đến những địa điểm đã quy định. Đối với tổ chức, cá
nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt thường xuyên vi phạm, UBND
xã tổ chức lấy ý kiến người dân về sử dụng dịch vụ thu gom của các tổ chức, cá nhân này để làm cơ sở thay đổi tổ chức thu gom phù hợp.

e) Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại địa phương, phạm vi quản lý. Thực hiện xử lý vi phạm đối
với các tổ chức, cá nhân phân loại, thải bỏ CTRSH không đúng quy định.

g) Xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND
huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

h) Tổ chức kiểm tra, giám sát hàng ngày: thông qua lực lượng thu gom rác
sinh hoạt tại địa phương; ghi nhận, phản ánh kết quả phân loại tại hộ gia đình,
chủ nguồn thải cho thôn, khu dân cư 02 tuần/lần. Báo cáo định kỳ 06 tháng/lần về tình hình triển khai và kết quả phân loại CTRSH trên địa bàn gửi UBND huyện.

2. Công chức Tài chính - Kế toán xã.

Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính  Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm để các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và UBND xã triển khai thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hướng dẫn UBND xã về các hạng mục dự toán, kinh phí để thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của địa phương; xây dựng mức thu giá dịch vụ vệ sinh cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo nguyên tắc: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm đóng tiền xử lý môi trường tương ứng với lượng rác thải phát sinh.

3. Công chức ĐC-NN-XD&MT xã.

Tham mưu UBND xã triển khai Thông tư số 08/2017/TTBXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng và Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng cho đến khi Chính phủ có văn bản triển khai cụ thể đối với Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019; triển khai Quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; thực hiện quy hoạch các điểm tập trung và chủ trì quản lý, phối hợp với các cơ quan liên quan cùng địa phương thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng theo đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với Công an xã cùng các ngành, đoàn thể, các thôn tăng cường kiểm tra, giám sát và phát hiện kịp thời các hành vi đổ chất thải xây dựng không đúng quy định để xử lý nghiêm khắc; đảm bảo giảm thiểu tối đa chất thải xây dựng đổ lẫn trong chất thải rắn sinh hoạt hoặc đổ không đúng nơi quy định.

Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn cho cán bộ tham gia quản lý môi trường tại địa phương, các thôn cũng như các cộng đồng dân cư và người dân.

4. Công chức Văn hoá - Xã hội xã.

Đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh xây dựng bổ sung các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền trên trang thông tin điện tử xã về công tác bảo vệ môi trường, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã, ít nhất 01 (một)bài/quí. Hằng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn xã.

5. Mặt trận, các ngành, đoàn thể.

Tăng cường tuyên truyền các vấn đề liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để hình thành nhận thức, thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở các hộ gia đình, cá nhân, khu dân cư, các tổ chức, cơ quan, trường học; thực hiện chương trình truyền thông thúc đẩy mọi tổ chức cá nhân thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay cho cộng đồng.

6. Các trường học trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân xã lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào các hoạt động chính khóa, giáo dục ngoại khóa và truyền thông ở các cấp học.

7. Công an xã.

Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, các thôn, các khu dân cư tăng cường kiểm tra, xử lý, xử phạt đối với các hộ gia đình, các chủ nguồn thải không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Nghiêm khắc xử lý các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.

8.Các thôn trưởng và các chi hội đoàn thể các thôn: Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm hình thành nhận thức, thói quen cho  từng người dân trong việc tự phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình trước khi bỏ vào thùng để vận chuyển rác đến bãi chôn lấp.

Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, phát sinh cần phải bổ sung, điều
chỉnh Kế hoạch này, các thôn, các khu dân cư và các tổ chức chính trị xã hội chủ động phối hợp với công chức ĐC-NN-XD&MT xã để được hướng dẫn, xử lý; trường hợp khó khăn,vượt thẩm quyền, báo cáo về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để tổng hợp, đề xuất UBND huyện chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.

 

Nơi nhận

- UBND huyện Nam Đông                                                    

- Phòng TN&MT huyện;

- Phòng TC-KH huyện;

- BTV, đảng ủy;

- TT. HĐND xã;

- CT, PCT UBND xã;  

- Các ngành, đoàn thể;

- Các trường, các thôn;

- Lưu: VT.                                         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Đoàn Trọng Hậu

 

 

                                       

                                                                                

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Phương Trình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 148