Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hội thảo chuyên đề Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững
Ngày cập nhật 10/10/2023

Cần gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính để xây dựng niềm tin trong dân là chỉ đạo của đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại hội thảo chuyên đề Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững do Huyện uỷ Nam Đông tổ chức chiều ngày 22.9, tại xã Thượng Quảng.

Cùng tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chí Tài - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Trần Thị Hoài Trâm, TUV, Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí lãnh đạo các ban, văn phòng Tỉnh uỷ, lãnh đạo huyện Nam Đông và các xã, thị trấn trên địa bàn.

 

 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Mai Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện nhấn mạnh: Mục đích Hội thảo chuyên đề lần này là nhằm rà soát, đánh giá quá trình chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” từ thôn, tổ dân phố cho đến huyện về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để xác định trách nhiệm của từng cấp và sớm tháo gỡ. Thông qua các ý kiến tham gia, góp ý, đề xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục đưa việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nề nếp, hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới.

Đồng chí Mai Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện phát biểu khai mạc hội thảo

Trao đổi tại Hội thảo, Bí thư Huyện uỷ Trần Thị Hoài Trâm yêu cầu bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hội thảo cần làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, để đạt được mục tiêu hoàn thành nông thôn mới trong năm 2024; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 3,9%; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm chính sách pháp luật nhà nước được thực thi có hiệu quả; xây dựng chính quyền thật sự gần dân, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Sau hội thảo, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững hiệu quả hơn nữa.

Đồng chí Trần Thị Hoài Trâm, TUV, Bí thư Huyện uỷ phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Những năm qua, trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, uỷ ban mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trên địa bàn huyện trong việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được phát huy cao độ, qua đó, đã huy động được sức mạnh của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, góp phần đưa diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước nâng lên.

 

Đến nay, toàn huyện Nam Đông có 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 thôn kiểu mẫu. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, như: Việc công khai, minh bạch các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến với người dân còn chậm; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, còn mang tính hình thức hay ý kiến của người dân có lúc chưa được quan tâm, giải quyết triệt để; công tác tuyên truyền, vận động chưa thật sự sâu, rộng… đã được các tham luận trình bày tại hội thảo chỉ rõ và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm triển khai thực hiện phương châm này hiệu quả hơn trong thời gian tới.

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đánh giá cao nỗ lực của huyện Nam Đông trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần phát huy được vai trò, trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc các công việc của địa phương, góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát hoạt động của cán bộ, công chức và đảng viên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Mục tiêu thực hiện QCDC ở cơ sở là điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Vì thế, huyện Nam Đông cần gắn việc thực hiện QCDC cơ sở với công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính để xây dựng niềm tin trong dân; tăng cường vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở; cần đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động phải phù hợp để dân hiểu và thực hiện tránh hình thức, tuyên truyền cho có, đặc biệt chú trọng nhân rộng các điển hình tiêu biểu để nhân dân học theo; trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh và kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết... Có như vậy mới phát huy được dân chủ, khơi dậy  tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, góp phần làm chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

 

Quỳnh Trang

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 124